Về Quê Ẩn Cư
Dư Thập Cửu chạy đi chạy lại mấy lượt mới đổ đầy chum nước lớn trong nhà.
Ta lại nói: “Ngươi không định để ta tắm nước lạnh đó chứ? Ta sẽ bị bệnh đấy!”
Dư Thập Cửu: “…”
Rồi hắn cam chịu đi kiếm củi đun nước. Cuối cùng nước cũng nóng, lá mộc cận cũng đã được thả vào.
Dư Thập Cửu: “Khăn mặt của ta đâu? Ta cũng tiện thể lau người.”
Hắn đi một vòng quanh phòng, rồi nhặt lên một mảnh vải dính bùn đất bên cạnh đôi giày của ta. Chính là mảnh vải ta tiện tay lấy khi ra suối rửa giày. Hắn nhìn ta. Ta cũng ngây thơ nhìn lại hắn. Tiểu thư ta đâu có biết khăn mặt của hắn lại giống một mảnh vải rách như vậy.
…
Sáng sớm hôm sau, ta bị đánh thức bởi tiếng đọc sách ngoài nhà. Hình như là từ ngoài sân vọng vào. Ta lơ mơ ngồi dậy. Dư Thập Cửu đã ngồi ở sân chẻ củi từ lúc nào.
Thấy ta thức giấc, hắn nói: “Sáng nay ta lấy được hai quả trứng chim, đã hấp chín để trong nồi rồi. Ngươi đi rửa mặt đi, ta sẽ bưng ra cho.”
Ta dùng cành liễu chải răng, rửa mặt và tay. Rồi với mái tóc rối bù, ta ngồi ngay ngắn giữa sân, thưởng thức bữa điểm tâm của tiểu thư. Ta múc từng thìa trứng hấp, ăn ngon lành. Dư Thập Cửu đứng sau lưng, khéo léo vấn tóc cho ta. Chỉ là tiếng đọc sách ngoài sân cứ văng vẳng bên tai, thật phiền lòng. Chẳng biết thư sinh nhà nào, đọc mà cứ vấp váp.
“… Như bảo dưỡng tấm lòng thơ trẻ. Thành tâm cầu nguyện, thành tâm cầu nguyện, thành tâm…”
Bị làm phiền, ta lớn tiếng nói: “Thành tâm cầu nguyện, dù không trúng đích, cũng chẳng sai lệch bao xa!”
Tiếng đọc ngoài sân im bặt, rồi một giọng nói đầy kinh ngạc vang lên: “Là vị nào vậy?”
Tiếng gõ cửa vang lên khe khẽ. Dư Thập Cửu đứng dậy ra mở. Cửa mở, một thư sinh hiện ra trước mắt. Tay cầm sách, dáng người gầy gò, mái tóc đã điểm bạc, trông như một lão ông nghèo khó.
Vừa thấy Dư Thập Cửu cao lớn lực lưỡng, thư sinh giật mình: “Hả! Con! Dư Thập Cửu!”
Dư Thập Cửu gật đầu, gọi: “Diễn thúc.”
Diễn thúc?
Dư Thập Cửu quay sang ta giải thích: “Trong làng chỉ có ba họ lớn, đều có quan hệ họ hàng với nhau, theo cấp phân thì đây là biểu thúc của ta.”
Ta từ phía sau Dư Thập Cửu ló đầu ra, rụt rè gọi: “Diễn thúc?”
Vị lão thư sinh cười đến híp cả mắt, đáp lời: “À, thì ra là điệt phụ. Thầy tướng số đầu làng phán rằng, con chính là quý nhân của ta!”
Mặt ta đỏ bừng, chưa biết giải thích làm sao rằng mình không phải thê tử của Dư Thập Cửu, đã bị khơi dậy sự tò mò: “Thầy tướng số nói gì ạ?”
Lão thư sinh liền kể rõ đầu đuôi câu chuyện. Ông là vị tú tài duy nhất trong làng. Thuở nhỏ, ông được coi là thần đồng, thi Đồng, thi Viện đều đỗ cao. Nhưng đến khi thi Hương, mười mấy năm đèn sách vẫn chưa có kết quả.
Anh mắt lão tú tài sáng lên: “Thầy tướng số phán rằng ta đang thiếu vận may. Ông ấy bấm độn tay tính toán, chẳng phải là điệt phụ đây sao! Ở chốn quê mùa này mà biết đọc sách, chắc chắn không phải người thường!”
Ôi chao!
Tiểu thư ta cũng tài giỏi đấy chứ.
Nhưng Tứ thư, Ngũ kinh ta đều học lỏm khi nghe huynh trưởng đọc. Câu nổi tiếng thì biết đôi chút, nhưng thường chỉ nhớ được câu trên mà quên câu dưới, may sao câu lão vừa đọc ta lại biết.
Dư Thập Cửu tiếp tục vấn mái tóc rối của ta, nghe vậy cười khẩy: “Ngươi ngay cả vận mệnh mình còn chưa xoay chuyển được, còn đòi xoay chuyển cho người khác?”